Tư duy về cách "làm giàu chậm" với trading
Trước hết, với những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ thì giao dịch phái sinh (hợp đồng tương lai, CFD) là một trò chơi mà mục tiêu của nó là kiếm tiền dựa vào chênh lệch giá.
Giao dịch không hẳn là trò chơi có tổng bằng 0 - zero sum game - nơi mà người thua trả tiền cho người thắng; vì người thắng hay người thua đều phải trả phí cho bên trung gian. Nếu ở lại lâu trong trò này thì ai cũng đều mất tiền cả.
Trong bài viết, tôi sẽ dùng những lập luận đi sâu vào nghề trading - công việc mang tính rủi ro cao nhưng đằng sau đó thì trader có một công thức làm giàu gần như đảm bảo. Sẽ có những vấn đề trọng yếu được đem ra mổ xẻ ở đây để chứng minh cho việc: Làm thế nào một người bình thường có thể giao dịch mang lại profit bền vững?
Topic 1: Có thực sự cần một hệ thống để giao dịch thành công?
Đầu tiên, ta sẽ cùng nói về việc tại sao phải có một hệ thống giao dịch.
Hệ thống giao dịch là cái mà đa số trader luôn tìm kiếm, khi tìm ra rồi thì lại thử nghiệm và họ liên tục chuyển từ chiến lược này sang chiến lược kia.
Để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn, câu hỏi đặt ra là: Giao dịch mà không cần hệ thống, có được không?
Thử giả định một con khỉ không biết giao dịch theo hệ thống, nó chỉ đơn thuần ấn nút mua bán ngẫu nhiên và cắt lệnh vào cuối phiên. Như vậy xác suất thắng thua của con khỉ là 50%, về lâu dài nó sẽ hòa tiền nếu không tính các loại phí. Nếu để nó nhấn nút đặt lệnh khoảng 10000 lần, số lần thắng thua ngẫu nhiên sẽ được bình quân hết và nó rút khỏi trò chơi này không lãi không lỗ.
Vậy tại sao hiệu quả đầu tư của phần lớn trader lại thua một con khỉ? Lý do ai cũng nghĩ đến chính là phí môi giới và trượt giá (spread). Điều đó đúng. Nhưng lý do chính đáng là:
Chúng ta thông minh hơn con khỉ trong một trò chơi không cần sự thông minh.
Tôi sẽ quay lại một khái niệm mà ai cũng nên biết, đó là Expected Value. Công thức tính EV như sau:
EV = (%W x $W) - (%L x $L)
Bây giờ, giả định chúng ta chưa hề có một hệ thống giao dịch nào và đang tìm kiếm chúng ở đâu đó ngoài kia. Khi bạn vào lệnh, hãy tạm chưa tính các khoản phí, xác suất thắng thua là như nhau, và cái còn lại khiến bạn có lời/lỗ theo thời gian là số tiền được/mất. Có nghĩa khi thắng, bạn được bao nhiêu và khi thua, bạn mất bao nhiêu, dân trong nghề gọi là tỷ lệ lợi nhuận rủi ro.
Mỗi một vị thế bạn mở ra đều nên được kỳ vọng rằng số tiền có thể được lớn hơn số tiền có thể mất, như vậy về lâu dài bạn luôn có lời, và:
Nếu mỗi vị thế bạn tạo ra dù là mua hay bán mà có giá trị +EV thì đây chính là một phương pháp làm giàu chậm.
Nhưng nhiều nhà đầu tư thiếu hiểu biết lại muốn làm giàu nhanh, họ có tỷ lệ rủi ro lợi nhuận không hợp lý, họ có thể cắt lệnh quá sớm khi đang lãi (làm giảm số tiền kiếm được) hoặc giữ lệnh quá lâu khi đang lỗ (làm tăng số tiền mất đi). Đây là lý do đầu tiên khiến hiệu quả đầu tư của họ thua xa con khỉ trong ví dụ trên.
Lý do thứ hai là khối lượng vào lệnh, chính là số tiền họ bỏ ra trên tổng vốn cho một cơ hội. Hầu hết những kẻ chuyên nghiệp đều thống nhất "ngầm" với nhau rằng không giao dịch quá 2% rủi ro tổng vốn. Còn những gã khờ lại nghĩ khác. Việc "cháy" tài khoản chắc chắn chỉ có thể do bạn làm sai nguyên tắc trên. Trường hợp bạn có một chuỗi thua 50 lệnh là xác suất bất khả thi, nếu không tin bạn hãy thử tung đồng xu xem có thể ra cùng một mặt đủ 50 lần liên tiếp không.
Quay lại câu hỏi: Có thực sự cần một hệ thống giao dịch?
Tin vui là, bạn không cần!
Bạn không cần phải xem xét các chỉ báo (indicator), tín hiệu nến, mô hình, đường xu hướng v.v.. Theo logic, bạn chỉ cần đặt lệnh vào một thời điểm cố định trong ngày, thực hiện điều đó khoảng 10000 lần, giữ rủi ro ở quy mô nhỏ hơn 2% tổng vốn, về lâu dài EV sẽ hoạt động tốt. Điều quan trọng là tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro > 1 (Khoảng cách từ điểm vào lệnh đến mức cắt lỗ phải ngắn hơn từ điểm vào lệnh đến mức chốt lời). Con số hợp lý và khả thi từ 1,1~1,5. Tôi dám cá đây là phương pháp tạo ra những vị thế +EV và có profit. Sau khi trả các loại phí, phần tiền còn lại là của bạn.
Thị trường tài chính hiểu nôm na là một cái chợ vì đây là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, nhưng đừng đi quá xa nghĩa này. "Vắng mợ thì chợ vẫn đông", sự tấp nập mua bán nơi đây không nên có sự tham gia thường xuyên của bạn. Bạn chỉ cần chọn lọc những cơ hội thực sự tốt để nhảy vào nhảy ra hợp lý, thay vì "xì xà xì xồ" bàn tán theo cách đám đông đang làm. Tôi từng "nằm vùng" tại các group trên facebook, room trên zalo... (những hội nhóm kín được dựng lên bao gồm các chuyên gia cho đến hạng "lang băm") để chứng kiến sự crazy của những "tín đồ shopping" nghiện mua bán giao dịch. Rất nhiều khuyến nghị và phím hàng nên mua mã nọ kia hàng ngày, long/short hàng giờ bên cạnh các topic thảo luận tùm lum cả vĩ mô đến vi mô.
Điều bạn cần làm ngay là thoát khỏi toàn bộ các cộng đồng đó. Sử dụng quy tắc 80/20, ta sẽ có khoảng 80% người giao dịch thua lỗ, vậy cứ 10 thành viên là ra 8 kẻ thất bại trong cộng đồng, cứ 10 post/đoạn chat lại có 8 nội dung vớ vẩn, nó làm lãng phí thời gian của bạn, khiến đầu óc bạn lộn xộn hơn với thông tin và đẩy bạn đến việc giao dịch nhiều hơn khi xác suất thắng thua cùng tỷ lệ lợi nhuận rủi ro không hợp lý. Đó là cách bạn giết chết tài khoản của mình, cũng như sự thông thái của mình (nếu bạn có cả điều này) từ từ và đau đớn
Đầu tư hoặc giao dịch là một công việc tự do và cô độc. Trong khi bản chất con người là kết nối, nói theo cách một nhà văn/ nhà báo là ta "được thiết kế để cần nhau". Việc kết nối với xã hội cùng một chế độ sống lành mạnh đã được chứng minh sẽ kéo dài tuổi thọ. Nhưng việc tham gia vào một nhóm thượng vàng hạ cám để hóng cơ hội giao dịch cũng đã được chứng minh không tốt cho "tuổi thọ" tài khoản của bạn.
Vậy làm thế nào để làm giàu một cách chậm rãi và cô đơn?
Có một công thức mà ai cũng biết, để thành công trong giao dịch bạn cần 3 thứ: Quản lý tiền, Kiểm soát cảm xúc và Hệ thống giao dịch.
Quản lý tiền là quan trọng hàng đầu mà chúng ta đã nói đi nói lại. Hãy để rủi ro trên một lệnh nhỏ hơn 2% tổng vốn.
Kiểm soát cảm xúc là tuân thủ các quy tắc một cách máy móc, tránh 2 dạng cảm xúc căn bản bao gồm tham lam và sợ hãi.
30% thành công cuối cùng là hệ thống.
Topic 2: Tại sao nên có một hệ thống giao dịch?
Chúng ta đã nói với nhau về việc KHÔNG CẦN một hệ thống giao dịch, còn bây giờ sẽ thảo luận về chủ đề tại sao NÊN CÓ một hệ thống giao dịch?
Tôi sẽ giải thích một chút: việc khẳng định không cần hệ thống là do nhiều người có quan điểm sai lầm rằng hệ thống là tất cả, là quan trọng, là ưu tiên hàng đầu, nên họ liên tục tìm kiếm và thử nghiệm hết hệ thống này đến hệ thống khác. Điều đó gây lãng phí thời gian.
Bây giờ tôi sẽ lập luận về việc tại sao nên có hệ thống? Một hệ thống thế nào là hiệu quả? Những đặc điểm của một hệ thống giao dịch mà bạn nên tìm kiếm/xây dựng
Hệ thống giúp bạn tự tin hơn khi giao dịch bằng cách nâng xác suất chiến thắng của bạn. Khi mua bán ngẫu nhiên, xác suất chiến thắng là 50%. Vậy hệ thống cần ít nhất 51% chiến thắng.
Tiếp nữa, hệ thống cần đơn giản. Đơn giản ở đây là rõ ràng từ điểm vào lệnh, điểm thoát lệnh cho đến quy mô vị thế cùng tỷ lệ lợi nhuận rủi ro. Nó nên là một thứ mà chúng ta dễ dàng giải thích được cho người khác.
Và hệ thống thực ra là tổng hợp của những quy tắc cho việc mua bán, mà đã là quy tắc thì càng cứng nhắc rập khuôn càng tốt. Quy tắc không cần tính linh hoạt. Hệ thống tốt giúp bạn làm giàu. Công thức làm giàu tốt cần sự máy móc.
Xây dựng một hệ thống hiệu quả bằng phân tích kỹ thuật như thế nào?
Chúng ta cùng bàn luận về một vài công cụ phổ biến cùng sự thật về chúng:
1 Các mức hỗ trợ và kháng cự. Chúng hiệu quả không? Dĩ nhiên. Nhưng để vẽ đúng không phải ai cũng biết. Các nguyên tắc:
- Nếu có hơn 10 hỗ trợ kháng cự tại cùng một khung thời gian trên biểu đồ là quá nhiều
- Nếu một đường không dễ vẽ có nghĩa nó không dễ nhìn. Mà không dễ nhìn với bạn thì cũng không dễ nhìn với người khác. Mà không dễ nhìn với người khác thì đó không phải hỗ trợ kháng cự
- Giao dịch trong ngày nên kẻ hỗ trợ kháng cự nối đỉnh cao nhất hoặc đáy thấp nhất. Còn giữ lệnh qua đêm thì các đường nối mức giá đóng cửa trong ngày lại quan trọng hơn
- Chỉ cần giao dịch theo hỗ trợ và kháng cự là đủ cho một hệ thống. Điều này đơn giản đến mức đáng ngạc nhiên
2. Đường xu hướng chéo và các mức fibonacci
Đừng tin chúng hoàn toàn. Đây là các mức hỗ trợ kháng cự thứ cấp, dạng "lời tiên tri tự hoàn thành". Nó càng hiệu quả nếu càng nhiều người sử dụng. Việc vẽ đường xu hướng chỉ mang tính chủ quan. Việc chỉ quan sát thay vì giao dịch tại các đường chéo sẽ giúp bạn tránh cơ số thua lỗ không đáng có
3. Mô hình giá
Các mô hình có ý nghĩa và hiệu suất cao thực chất đều gắn với các mức hỗ trợ kháng cự ngang. Mô hình thường phức tạp. Mô hình hài hòa siêu phức tạp khi phải tính toán thêm tỷ lệ. Trong phân tích kỹ thuật, công cụ gì càng đơn giản, càng nhiều người nhìn thấy và áp dụng sẽ càng hiệu quả.
4. Khối lượng
Chỉ số thứ cấp không hề đi kèm tín hiệu mua bán cũng như mức chốt lời cắt lỗ. Nó dùng để kết hợp với nến, xác nhận phá vỡ mô hình hoặc dự đoán sức mạnh của giá tại các mức hỗ trợ kháng cự cực kỳ tốt
5. Chỉ báo (Indicators)
Từ 3 chỉ báo trở lên cho một hệ thống dường như là quá nhiều. Các chỉ báo, ngoài việc trễ (lagging), chúng còn mâu thuẫn nhau nếu không biết kết hợp.
Đừng dùng indicator để làm đẹp biểu đồ bằng những màu sắc (Ichimoku Cloud). Đừng dùng thứ gì chỉ vì chúng có vẻ phổ biến (Moving average, Bollinger bands). Tôi không nói bạn không dùng indicator, mà chỉ nên sử dụng các chỉ báo với mục đích cá nhân rõ ràng.
6. Nến (Candle stick)
"Sự đảo chiều" có nghĩa gốc là tạm dừng xu hướng hiện có trước khi (a) tiếp tục xu hướng cũ (b) sideway (c) đổi ngược xu hướng. Các tín hiệu đảo chiều trên nến không có nghĩa xu hướng sẽ quay phắt lại. Các mô hình nến đang được nhiều trader theo trường phái price action "mix" ra muôn hình muôn vẻ, nên bạn cần backtest và forward test để xác nhận.
Tôi cho rằng một hệ thống có thể kiếm tiền ngay cả khi thị trường không có xu hướng sẽ tốt hơn, vì chỉ 30% thời gian thị trường có xu hướng. Nếu chỉ giao dịch theo xu hướng thì số lần vào lệnh sẽ không đủ nhiều, mất kha khá thời gian để EV hoạt động. Hệ thống cần cung cấp nhanh càng nhiều tín hiệu càng tốt, nhưng cũng cần một bộ lọc nhiễu. Tôi từng thấy những hệ thống rất tốt, nhưng cung cấp số lượng tín hiệu quá ít
Nếu bạn chưa có hệ thống giao dịch nào, bạn có thể tham khảo một số hệ thống đã được kiểm chứng về tính hiệu quả bằng cách CLICK VÀO ĐÂY
Topic 3: Khung thời gian nào tốt nhất cho giao dịch?
Tôi từng nói rằng một hệ thống cung cấp càng nhiều tín hiệu càng tốt, như vậy có vẻ những khung thời gian ngắn hiệu quả hơn. Có thể 15 phút, 5 phút, thậm chí 1 phút.
Thực tế không phải như vậy. Vì chúng ta có nhiều hơn một cách để thua trên thị trường. Ta có thể thua vì các khoản phí giao dịch. Ta có thể thua vì dự đoán sai. Ta có thể thua vì những biến động giá ngẫu nhiên.
Thua vì những chuyển động ngẫu nhiên của giá là thất bại không đáng có nhất. Khung thời gian càng lớn lại càng giảm bớt tính ngẫu nhiên này. Một thống kê cho thấy các trader có profit khi giao dịch từ khung H4 hoặc dài hơn. Thống kê khác cũng nói rằng chỉ 16% trader có profit khi day trading (giao dịch mở đóng vị thế trong ngày).
Khung thời gian càng nhỏ thì bạn càng phải quan sát màn hình nhiều hơn. Nên việc lựa chọn khung thời gian nào phụ thuộc khẩu vị rủi ro cũng như cách bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Topic 4: Cần bao nhiêu tiền để bắt đầu giao dịch?
Loanh quanh vẫn là những câu chuyện về quản lý vốn. Tại sao ta có thể không cần hệ thống nhưng lại cần điều này? Lưu ý quản lý vốn là ưu tiên hàng đầu.
Đơn giản, quản lý vốn giúp bạn sống sót cho đến khi EV hoạt động. Tài khoản của bạn cần khả năng chịu đựng một chuỗi thua ngẫu nhiên có thể xảy ra trước khi lợi nhuận tìm đến.
2% tổng vốn là con số khuyến nghị. Nhưng tổng vốn là bao nhiêu?
Hay là cần bao nhiêu tiền để bắt đầu giao dịch?
Đây là câu mà những người mới thường hay hỏi nhau. Các công ty môi giới sẽ trả lời: Bạn có thể bắt đầu với 50$, 10$, ... thậm chí 1$
Họ nói đúng. Nhưng họ không hoàn toàn nói thật. Bạn có thể bắt đầu với 1$ và mất luôn 1$. Sau đó bạn có thể bắt đầu lại với 1$ và tiếp tục mất 1$
Tại sao? Vì bạn đặt câu hỏi SAI !!!
Câu hỏi chính xác phải là: Cần bao nhiêu tiền để bắt đầu giao dịch thành công? Hãy lưu ý chữ "thành công". Bạn đâu giao dịch để thua lỗ?!
Lúc này 1$ có vẻ không đủ. 10$ đủ không? Hay 50$ trở lên?
Hỏi như vậy vẫn là SAI !!!
Cho phép tôi hỏi ngược lại bạn: Cần bao nhiêu tiền để mua một chiếc điện thoại? Bạn sẽ nói với tôi: Điện thoại gì? Iphone, Asus, Oppo, Vinsmart ... ??
Bạn hiểu vấn đề rồi đấy.
Tổng vốn của chúng ta dựa vào việc: Bạn muốn kiếm được bao nhiêu?
Tôi giả định những trader thành công trung bình đạt mức lợi nhuận 25%/năm. Giả sử bạn muốn kiếm thêm 3 triệu/tháng. Một năm là 36 triệu. Con số này ứng với 25% tổng vốn. Và bạn cần 144 triệu để giao dịch. (Lúc này 50$ có vẻ không đủ nữa)
Tiếp, tổng vốn còn dựa trên việc hệ thống giao dịch của bạn hoạt động trên khung thời gian nào, và giao dịch thứ gì? Tôi ví dụ bạn giao dịch khung Daily, các tín hiệu mua bán trên hệ thống của bạn yêu cầu mức chốt lỗ (stoploss) khoảng 50 pip. Khi bạn giao dịch tối thiểu 0,01 lot, bạn có rủi ro xấp xỉ 5$. Số tiền 5$ có thể mất phải không quá 2% tổng vốn. Như vậy dưới 250$ bạn không nên giao dịch khung ngày (D1) theo cách trên.
Chốt lại, để quản lý tiền, bạn cần trả lời đủ 3 câu hỏi:
- Bạn muốn kiếm được bao nhiêu với trading?
- Hệ thống giao dịch bạn chọn yêu cầu mức chốt lỗ khoảng bao nhiêu pip/điểm?
- 2% tổng vốn là bao nhiêu tiền? Từ đó quyết định khối lượng giao dịch cho một vị thế.
Topic 5: Thế nào là kiểm soát cảm xúc?
Giao dịch là một phương án làm giàu chậm, nhàm chán và máy móc. Bạn sẽ thấy vô vàn trader cùng các nhà đầu tư sôi động nhiệt huyết tại đây. Điểm chung là họ đều thua lỗ cả. Họ bàn luận, nói chuyện phiếm, than thở để giảm bớt đau đớn mà thôi. Còn khi bạn kiếm được tiền, tôi nghĩ rằng ở trong một khách sạn hạng sang ôm các em chân dài tóc vàng có "tâm hồn" đẹp là lựa chọn tốt hơn ôm điện thoại.
Kiểm soát có nghĩa bạn không để những cảm xúc can thiệp vào quyết định giao dịch. Để tinh thần bạn luôn trong trạng thái hoàn hảo, hãy chỉ trading khi tĩnh tâm, sức khỏe tốt, không gian yên tĩnh tránh bị làm phiền bởi những tiếng ồn xung quanh. Gặp một chuỗi lệnh thua, bạn nên nghỉ ngơi. Giao dịch thành công vượt kế hoạch một cách chóng vánh, bạn nên biết đủ và rời thị trường.
Cuối cùng, thực sự thú vị khi trading là một dạng "chìa khóa làm giàu". Thực tế thì nếu biết cách áp dụng EV vào cuộc sống, bạn sẽ kiểm soát các quyết định cá nhân một cách sáng suốt.
Chúc bạn thành công